Môt số nguyên tắc về thơ Lục Bát

Monday, April 8, 2013 4:25:57 PM

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ THƠ LỤC BÁT

Tôi đọc được bài viết ”Một số nguyên tắc về thơ Lục Bát” in trong cuốn TÌM HIỂU CÁC THỂ THƠ của tác giả Lạc Nam, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996. Điều này có lẽ nhiều người đã biết nhưng cũng có người chưa biết như tôi vậy xin giới thiệu để mọi người cùng tham khảo.

I- KẾT CẤU
Lục Bát là thể thơ cổ truyền của ta, nó ăn sâu bắt rẽ trong nhân dân, thể hiện rõ tính dân tộc của thơ Việt Nam. Gọi là Lục Bát vì có 2 câu đi liền với nhau trên 6 từ và dưới 8 từ. Đây là thể thơ phổ biến nhất trong nhân gian dưới các dạng Thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè…Áng thơ văn Lục Bát hay nhất dài nhất và phổ biến nhất trong nhân gian là: Truyện Kiều.
Trong phạm vi nào đó, có thể thoát ra ngoài khuôn khổ này, gọi là Lục Bát biến thể, thường thì hay dùng trong các vở chèo, hát văn, hát ru, hát ví, cò lả, trống quân, sẩm xoan, bài chòi… 

II- Ý VÀ TỪ

A/ Ý: Tức là nội dung câu thơ muốn nói gì, Ví dụ (VD):
Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Ý nói: Tuy không cùng một mẹ đẻ ra, nhưng là người cùng làng cùng xóm thì nên thương yêu nhau.

B/ TỪ: Dùng lời lẽ, từ ngữ để diễn tả ý muốn nói VD: 
Cái quạt mười tám cái nan/ Ở giữa phất giấy hai nan hai đầu/ Quạt này anh để che đầu/ Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này/ Ước gì chung mẹ chung thầy/ Để ta giữ lấy quạt này làm ghi. Tả cái quạt rất cụ thể, tác dụng của nó và mối tình cảm quan hệ nam nữ do cái quạt tạo nên, lời rất mộc mạc tình tứ.
Hay như 6 câu mở đầu Truyện Kiều Nguyễn Du phân tích hai chữ Tài và Mệnh:Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau/ Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng/ Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Ý nói: Tạo hóa sinh ra con người, thường hay đưa ra những mâu thuẫn, con người đủ tài đủ sắc, nhưng lại vướng cái mệnh không ra gì, được bên nọ, mất bên kia.
Còn về từ sử dụng rất tài tình, có mở đầu, có phân tích bình luận và có kết thúc, không thừa thiếu từ nào.

III VẦN

A/ VẦN: Là những từ cùng âm điệu với nhau như nhịp cầu nối liên cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc, không có vần thì rất khó nhớ. Trong Thơ Lục Bát vần rất đơn giản, có 2 loại vần:
1/ Vần bằng: Nói chung vần của câu lục cũng như câu bát đều là thanh bằng. Có 2 loại:
– Vần cước (vần chân) (vc) ở cuối câu lục và cuối câu bát.
– Vần yêu (vần lưng) (vl) ở giữa câu bát (từ thứ 6 hoặc cá biệt ở từ thứ 4) VD:Trên trời mây trắng như bông (vc)/ Ở giữa cánh đồng,(vl) bông trắng như mây(vc)/ Cô kia má đỏ hây hây(vc)/ Đội bông như thể đội mây(vl) về làng.. Như vậy từ thứ 6 của câu lục lại tiếp vần lưng của câu bát ở từ thứ 6 (trên là HÂY dưới là MÂY). Vì vậy gieo vần rất quan trọng, một câu lục bát mà đọng được ở trong đầu óc người ta là nhờ có vần. Vần lưng và vần chân liên tiếp móc nối với nhau.
2/ vần trắc: Trong thơ lục bát vần trắc rất ít dùng thỉnh thoảng chỉ có ở trong phong dao, mà thường mỗi bài chỉ có 1, 2 câu vần trắc như: Tò vò mày nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỷ ti/ Nhện ơi, nhện hỡi mày đi đằng nào.

B/ LẠC VẬN (lạc vần)
Nghĩa là câu lục gieo 1 vần, xuống câu bát (ở từ thứ 6 vần lưng) lại tiếp vần khác, làm cho câu thơ đọc lên không có âm điệu, khó mà nhớ được, tức là vần lưng câu đi sau không khớp với vần chân câu đi trước, hoặc 2 vần chân của câu trước và câu sau không khớp với nhau. Ví dụ bài”Chưa hết đâu anh” tập thơ CLB SKNT HK (năm 1987): Văn nghệ nhiệm vụ hát hò/ Ngâm thơ ca múa tự do cho MÌNH (vc)/ Anh mừng phấn khởi biết BAO(vc). Hai vần chân của câu bát trước (MÌNH) và câu lúc sau (BAO) không khớp nhau.
Hay cũng trong bài ấy: Chọn người giao việc đích DANH/ Thế là cúng tạn yên TÂM bước đầu, vần chân của câu lục trước (DANH) và vần lưng của câu bát sau (TÂM) không ăn khớp nhau..

C/ VÂN CHÍNH VẦN PHỤ
– Vần chính là vần đã gieo trước, nếu vần của câu sau cũng cùng âm thanh như thế thì vẫn là vần chính. Thí dụ (Kiều) Một thiên bạc mệnh lại càng não NHÂN/ Phong lưu nhất mực hồng QUẦN/ xuân xanh sấp sỉ tới TUẦN cập kê. Nhân quân tuần đều là những vần chinh.
– Vần phụ (vần thông) gieo na ná như vần chính ví dụ: Nghĩ nguồn cơn, lại sụt sùi nguồn cơn (vần chính)/ Giọng Kiều rền rĩ trước loan (vần phụ)/ Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn (trở lại vần chính) cớ gì (v. chính mới)/ Cớ sao trằn trọc canh khuya (V. phụ)/ Màu hoa lê đã đầm đìa (v. chính) giọt mưa (v. chính mới)/ Thưa rằng chút phận ngây thơ (v. phụ)/Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ (v. chính) chưa đền.
Ở đây vần oan (loan) na ná với vần ơn (cơn) và vần ơ (thơ) na ná với vần ưa (mưa) là vần phụ.

D/ ĐIỆP VẬN (trùng vần)
Tức là vần tiếp theo giống hệt như vần trước ví dụ (cũng trong bài trên): Thời cơ anh nắm phong trào đưa LÊN/ Việc này cũng phải nói LÊN. Những trường hợp này nên tránh
Có trường hợp gieo vần giống nhau trong một bài thơ, hoặc cách nhau chỉ vài ba câu đã trở lại vần ấy, ví dụ: Rồng đưa xuân trở về rồi/ Bể khơi xanh thắm bầu TRỜI xuân tươi/ Mưa xuân làm đẹp biển TRỜI.
Hay như: Xuân về nhuộm thắm lòng HOA/ Trăng xuân dọi khắp sơn hà sáng trong/ Thi nhân xuân tứ phiêu bồng/ Thơ xuân dưới nguyệt, rượu nồng bên HOA/ Trăng xuân lồng bóng tiệc HOA trước thềm. Trong mấy câu thơ trên có 2 từ TRỜI và 3 từ HOA liền nhau.

Đ/ PHONG YÊU 
Trong một câu thơ bố trí trùng vần là phong yêu (lưng con ong). Nghĩa là cả vân lưng và vần chân đều trùng một vần, ví dụ: Biển khơi xanh thắm bầu TRỜI xuân TƯƠI Trong bài “Xuân đón bạn” của Như Hoa: Xa xôi cách núi cách sông/ Cách trời , cách biển nhưng KHÔNG cách LÒNG/ Dù cho đạn nổ bom rơi/ Càng ngời chất thép vẫn TƯƠI tình ĐỜI. 

IV- NIÊM LUẬT THANH ĐIỆU BẰNG TRẮC

A/ THANH BẰNG (bình) những từ không dấu là thanh bằng cao hoặc thanh ngang. Những từ mang dấu huyền là thanh bằng thấp hoặc thanh huyền, Những từ thuộc 2 thanh bằng:
– Thanh bằng cao (thanh ngang): Tôi, anh…
– Thanh bằng thấp (thanh huyền): Về, làm, mà…

B/ THANH TRẮC Những từ có dấu: sắc, nặng, hỏi, ngã đều thuộc 4 thanh trắc. 
Như vậy là âm ngữ Việt Nam có 6 thanh: Ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã.

C/ BỐ TRÍ THANH BẰNG THANH TRẮC THƠ LỤC BÁT- NIÊM LUẬT BẰNG TRẮC.

Mô hình 1: Áp dung cho cả câu lục và câu bát:
– Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng
– Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc
– Các từ số 2,4,6 và 8 phải dứt khoát theo đúng luật bằng trắc.
– Các từ số 2 và số 4 của câu lục NIÊM với từ số 2 và số 4 của câu bát
– Các từ 1, 3, 5 của câu lục và các từ 1, 3, 5, 7 của câu bát TỰ DO.VD
Trăm(1) năm(2) trong(3) cõi(4) người ta(6)
Chữ(1) tài(2) chữ(3) mệnh(4) khéo(5) là(6) ghét(7) nhau(8)

Dập(1) dìu(2) tài(3) tử(4) giai(5) nhân(6)
Ngựa(1) xe(2) như(3) nước(4) áo(5) quần(6) như(7) nêm(8).

Mô hình 2: Riêng cho câu lục: Ở câu lục có bố trí từ thứ 2 là thanh trắc, thì phải đưa vào dạng tiểu đối, Tức là chia câu lục ra làm 2 vế, mỗi vế 3 từ có đối nhau như:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh.
Nước vỏ lựu, máu mao gà.
Khi gió gác, khi trăng sân.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài.
Khi tựa gối, khi cúi đầu.
Các từ số 2, số 3 dứt khoát phải là thanh trắc, từ thứ 6 dứt khoát phải là thanh bằng (vì là vần chân tiếp vần chân của câu bát). Từ thứ 5 nên bố trí thanh bằng để đối cho cân khi cần thiết, ví dụ: Khi(1) tựa(2) gối(3), khi(4) cúi(5) đầu(6), các từ 1, 4, 5 tự do.

Mô hình 3: Riêng cho câu bát: Ở câu bát nếu bố trí từ số hai là thanh trắc – Từ số 2 và 6 nhất thiết phải là thanh trắc, từ số 4 và 8 nhất thiết phải là thanh bằng, Các từ 1, 3, 5, 7 tự do.ví dụ: Trèo lên cây khế hái hoa/ Bước(1) xuống(2) vườn(3) cà(4) hái(5) nụ(6) tầm(7) xuân(8). Hay: Trên trời mây trắng như bông/ Ở(1) dưới(2) cánh(3) đồng(4) bông(5) trắng(6) như(7) mây(8). Và: Ông nghè sai lính ra ve/ Em(1) lạy(2) ông(3) nghè(4) em(5) đã(6) có(7) con(8)…
Tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng cho phong dao hoặc vè trong dân gian. Còn trong văn chương nghệ thuật thì không nên dùng, ví như trong Truyện Kiều không có một câu bát nào mà từ số 2 là thanh trắc cả.
Các thanh bằng trắc, thể hiện nhạc điệu của câu thơ, bố trí sai sẽ mất nhạc, sinh ra khổ độc (khó đọc),vừa kém hay, vừa khó nhớ. Việc sắp xếp bằng trắc cũng phải theo một luật lệ nhất định.
Chú ý: +Tuy cùng là thanh bằng, cũng cần phân biệt thanh ngang và thanh huyền. Nếu ở câu bát mà bố trí vần lưng và vần chân cùng thanh huyền hoặc cùng thanh ngang cả thì sẽ mất nhạc, không thành thơ mặc dù bố trí rất đúng vần.
+ Để các thanh được cân đối, thì từ 2 và từ 6, tuy cùng là thanh bằng, nhưng phải bố trí 1 cao, 1 thấp, ví dụ: Từ 2 là thanh huyền, thì từ 6 phải là thanh ngang hoặc ngược lại thì nhạc điệu mới hài hòa được. Ví dụ: Vó CÂU vừa đóng dặm TRƯỜNG/ Xe HƯƠNG nàng cũng thuận ĐƯỜNG quy ninh.

Bài viết của Lạc Nam
Nguyễn Sỹ Đào trình bày

lb

Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

62 Responses to Môt số nguyên tắc về thơ Lục Bát

  1. Bà Tám nói:

    Tám nhớ hồi còn là học sinh, học thuộc lòng luật thơ lục bát như thế này:
    BBTTBB
    BBTTBBBB
    B là thanh bằng, T là thanh trắc. Vần gieo ở chữ thứ sáu của cả câu lục và câu bát. Luật thì chỉ có thế, nhưng thơ thì vô cùng vô tận, âm điệu ngọt ngào. Mãi đến bây giờ Tám vẫn yêu thơ lục bát.

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Chào chị Tám, như đã giới thiệu ở trên một điều cần lưu ý là:
      – Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng
      – Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc (trừ trường hợp cá biệt)
      – Các từ 1, 3, 5 của câu lục và các từ 1, 3, 5, 7 của câu bát TỰ DO.(cũng có thể là bằng, và cũng có thể là trắc). Theo nguyên tắc này thì dễ viết, câu thơ mới mượt mà, uyển chuyển. Chúc chị sức khỏe, cảm ơn chị đã quan tâm.

      Đã thích bởi 1 người

  2. man nói:

    Nếu phải chọn 1 trong 2 điều:
    -Hoặc gượng vần
    -Hoặc gượng ý
    thì chúng ta nên “hy sinh” cái nào?

    Đã thích bởi 1 người

  3. man nói:

    Nếu tôi không nhớ sai thì trong bài thơ Ngậm-ngùi của Huy-Cận có một câu:
    “Cây dài, bóng xế ngẩn-ngơ
    Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau”
    Chữ “ngơ” và chữ “mùa” có vẻ như lạc vận thì phải?

    Đã thích bởi 1 người

  4. Quỳnh Nga nói:

    Tôi muốn làm những câu thơ lục bát mà từ thư 4 của câu lục và câu bát đều là vần bằng thì làm
    thế nào cho đúng ạ???

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Chắc bạn đã đọc nhưng chưa chú ý đoạn nàyCác từ số 2, số 3 dứt khoát phải là thanh trắc, từ thứ 6 dứt khoát phải là thanh bằng (vì là vần chân tiếp vần chân của câu bát). Từ thứ 5 nên bố trí thanh bằng để đối cho cân khi cần thiết, ví dụ: Khi(1) tựa(2) gối(3), khi(4) cúi(5) đầu(6), các từ 1, 4, 5 tự do. (có thể bằng cũng có thể trắc)

      Mô hình 3: Riêng cho câu bát: Ở câu bát nếu bố trí từ số 2 là thanh trắc – Từ số 2 và 6 nhất thiết phải là thanh trắc, từ số 4 và 8 nhất thiết phải là thanh bằng, Các từ 1, 3, 5, 7 tự do.ví dụ: Trèo lên cây khế hái hoa/ Bước(1) xuống(2) vườn(3) CÀ(4) hái(5) nụ(6) tầm(7) xuân(8). Hay: Trên trời mây trắng như bông/ Ở(1) DƯỚI(2) cánh(3) ĐÒNG(4) bông(5) trắng(6) như(7) mây(8). Và: Ông nghè sai lính ra ve/ Em(1) LẠY(2) ông(3) NGHÈ(4) em(5) đã(6) có(7) con(8)…

      Đây là trường hợp đặc biệt, mình cứ theo cách phổ thông mà viết. Cụ Nguyễn Du viết 3245 câu Truyện Kiều nhưng không có câu nào từ thứ 2 TRẮC từ thứ 4 BẰNG đâu.

      Thích

  5. Bùi Huy Đức nói:

    Theo tôi một bài lục bát viết theo bảng luật này là vẫn hay nhất
    b B t T b B (cùng vần 1)
    b B t T b B (cùng vần 1) t B (cùng vần 2)
    b B t T b B (cùng vần 2)
    b B t T b B (cùng vần 2) t B (cùng vần 3)
    Ở câu bát nếu chữ thứ 6 là dấu huyền thì chữ thứ 8 không dấu và ngược lại

    Đã thích bởi 1 người

  6. Quỳnh Nga nói:

    Rất cám ơn anh sydaounesco
    Tôi đã đọc kỹ… Ý em không phải như thế đâu.

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Xin lỗi mình trả lời không đúng ý của bạn, thực tình mình chưa bao giờ chủ tâm viết như vậy nên cũng không có kinh nghiệm. Mình không có tài khoản Facebook nên không vào được trang của bạn…Thật tiếc!

      Thích

  7. Quỳnh Nga nói:

    Sao vậy hả anh???… vậy anh thiết lập tà khoản là vào được mà. Em tin rằng với tình yêu thơ và khả năng của mình anh sẽ giúp cho nhiều tác giả thơ trong trang fb đó.

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Cảm ơn bạn, mình đang viết trên trang Wordpres, Bát cửu thi nhân quán và g+…với sự động viên của bạn…để rồi liệu.

      Ghi chú:Nếu comments tiếp theo thì nhấn vào chữ trả lời dưới chữ Like, để các phản hồi liên tiếp,không bị xen bởi phản hồi của người khác. Đọc phản hồi xong nếu không viết gì cũng nên nhấn vào Like để báo cho chủ nhà biết. Chúc vui!

      Thích

      • Minh nói:

        bác cho mình hỏi nếu muốn làm thơ lục bát thì làm theo công thức nào và cách làm đúng luật ạ.bác nói ngắn gọn dễ hiểu thôi ạ.mình tập làm nên đọc khó hiểu quá.hii

        Đã thích bởi 1 người

      • sydaounesco nói:

        Bác thật khiêm tốn, bác hỏi xin được thưa như sau: Nên viết theo Mô hình 1: Áp dung cho cả câu lục và câu bát:
        – Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng
        – Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc
        – Các từ 1, 3, 5 của câu lục và các từ 1, 3, 5, 7 của câu bát TỰ DO.

        Thích

      • Vi công Thụy nói:

        Chịu ô đấy Sĩ Đào ạ ô nghiên cứu rất nhiều thể loại . Có thể gọi ô là nhà học giả được đấy !

        Đã thích bởi 1 người

      • sydaounesco nói:

        Bẵng đi cả tuần không thấy ông…sang nhà cũng không thấy đăng bài, tôi nghĩ chắc là đi du lịch. Hôm nay được gặp ông ở trang của mình thật vui. Ông nói là nghiên cứu thì to tát quá…Thực ra khi đọc thấy cái gì hay thì nghi lại để có cái khi cần thì xem khỏi phải tìm mất công.

        Thích

  8. ngducpha nói:

    Vần thơ lục bát thế thôi!
    Nhưng làm tứ mượt trời ơi! khó sài

    Đã thích bởi 2 người

  9. ngducpha nói:

    Học rồi mà vẫn long đong
    Vẫn để khô cứng mấy dòng phất phơ
    Đường thi càng khó không ngờ
    Hay là gác bút bến bờ với thơ

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Bao năm ghép chữ gieo vân
      Giờ sao người lại tần ngần ngẩn ngơ
      Đã từng in mấy tập thơ
      Đường thi lục bát ai mơ khó thành.

      Thích

      • Tam Mai nói:

        Làm ơn giup em với. Trong mọt câu thơ lục bát như thế nào là đối thanh???

        Thích

      • sydaounesco nói:

        Như bài viết: Trong câu thơ LB tuy cùng là thanh bằng, cũng cần phân biệt thanh ngang (không có dấu) và thanh huyền (có dấu huyền). Nếu câu thơ mà bố trí vần lưng và vần chân cùng thanh huyền hoặc cùng thanh ngang cả thì sẽ mất nhạc (phải bố trí 1 ngang, 1 huyền), TD: Hôm qua đã hẹn thế RỒI / Quỳnh say giấc điệp trăng THÔI dạt DÀO / Chiếu thơ lại hẹn hôm NAO / Vịnh ngâm xướng họa rượu ĐÀO chung ly. (các từ: rồi- thôi,thôi- dào, dào- nao và nao- đào từng cặp khác dấu) (NSĐ). Thế nhé, mong tiếp tục trao đổi chúc vui.

        Thích

  10. Huong Xuan nói:

    nhờ anh giải thích giúp e” vì sao lại có hiện tượng bất luật trong thơ lục bát: biến nhịp, biến vần, biến thanh điệu và biến thể về số tiếng” vậy a?

    Thích

    • sydaounesco nói:

      + Hiện tượng “Bất Luật” hay “Bất luận” ở các từ 1,3,5,7 không theo bằng trắc để không gò bó, khó viết làm cho câu thơ mất nhạc, không uyển chuyển…
      + Biến nhịp, biến vần, biến thanh điệu và số từ… gọi là “Lục bát biến thể” thường dùng trong các vở chèo, hát văn, hát ru, hát ví, cò lả, trống quân, sẩm xoan, bài chòi…có trên một trăm điệu khác nhau, thường hay có nhiều từ đan vào, nhưng cốt lõi vẫn là LB. Thí dụ:- Sa mạc: Này anh Khóa ơi! Kể từ khi em tiễn chân anh ra tận bến tàu/ Đôi tay em rở cái khăn trầu em lấy đưa anh.
      – Cò lả: Con cò, cò bay lả, lả bay la/ Bay qua, qua cửa Phủ, Phủ bay về, về Đồng Đăng.
      – Chầu văn: A! a! Tôi chầu Đố bác tướng quân/ Đệ tử hung thần ngài thống tri nhân gian/ Trong tay ngài binh tướng có muôn vàn/ Ngài phất cờ Thống chế ở lên đàn ngài chỉ huy. (Tú Mỡ)
      – Trống quân: Cái quạt thời mười tám mà cái nan/ Ở giữa thời phất giấy mà chứ hai nan chứ hai đầu (thình thùng thình)
      – Hát sẩm: Anh thì hàn! Anh thì hàn/ Kém chi ai, anh cũng mang tiếng anh thì hàn/ Tuy rằng anh không chức trong quan sang trên đời/ Nói phăng ra anh cóc sợ ai cười/ Anh chỉ hàn xoong, hàn chảo hàn nồi hàn xanh. (Tú Mỡ)
      – Ca dao: Lấy chồng từ thủa mười lăm/ Chồng chê tôi bé không nằm với tôi/ Đến khi mười tám đôi mươi/ Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường/ Một rằng thương hai rằng thương/ Có bốn chân giường gãy một còn ba/ Ai về nhắn nhủ mẹ cha/ Chồng tôi nay đã giao hòa cùng tôi.
      – Hát ru: Hầ ơi, hạ à ơi!/ Tiếng bà ru cháu buổi trưa/ Chang chang nắng hạ…á a á…võng đưa rầu rầu/ Cha con chết trận từ lâu/ Con càng khôn lớn á á a càng sâu mối à thù (Bên kia Sông Đuống của Hoàng Cầm) .
      Bạn thân mến, phần trao đổi này tôi cũng sử dụng bài viết từ sách đã trích dẫn của cụ Lạc Nam.

      Thích

      • Huong Xuan nói:

        cho e hỏi thêm về hiện tượng bất luật trong thơ hiện đại là như thế nào vậy anh?
        giải thích giúp em vì sao có hiện tượng bất luật đó vói ạ.
        e cảm ơn anh nhiều

        Đã thích bởi 1 người

      • sydaounesco nói:

        Điều này mình cũng không được rõ, nhưng những điều trái với quy luật thì có thể gọi là “Bất luật” . Còn sao có hiện tượng bất luật, mình nghĩ người viết có thể không nắm trắc luật, hoặc là họ muốn cách tân, không câu nệ về số từ, vần điệu, bằng trắc…viết theo cảm tính. Ngay như mình khi viết cũng mập mờ về luật…về sau mới nghiên cứu kỹ luật thơ, nhất là thơ Đường luật và thơ Lục bát, còn thơ tự do (Thơ mới) cũng chưa tường lắm về luật. Mong bạn thông cảm vì chưa giúp được bạn ở câu hỏi này.

        Thích

  11. Trần Minh Mẫn nói:

    Xin hỏi: âm của từ thứ 2 và thứ 6 trong hai câu lục bát cần phải khác nhau (một âm cao, một âm thấp). Đây có phải chỉ là quan điểm riêng của người viết, hay là một luật thơ đã được đa số mọi người chấp nhận? Xin cảm ơn!

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Như bạn nêu trong câu hỏi, điều này lưu ý mọi người khi viết nên bố trí một thanh huyền, một thanh không để câu thơ có nhạc điều. Thực tế làm được như vậy là rất hay, nhưng không dễ và không cứng nhác phải như vậy. Bạn hãy xét thực tế của mình khi sáng tác thì sẽ rõ…chúc buổi tối vui vẻ.

      Thích

      • Ra đường khó trách công an
        Bởi vì luật lệ muôn vàn khó khăn
        Học thơ chẳng kém băn khoăn
        Gieo vần đúng luật cũng oằn tấm thân
        Vì rằng tạo hóa đôi chân
        Đam mê thơ phú dấn thân sợ gì !!!???

        Cho em hỏi trong bài tập làm thơ này em có phạ luật nào ko ạ . Xin cảm ơn

        Đã thích bởi 1 người

      • sydaounesco nói:

        Bài viết đúng niêm luật, gieo vần mượt, nên bố chí vần Chân và vần Lưng một cao, một thấp thì hay hơn…Cụ thể:”an”/ “vàn”, “khoăn”/ “oằn” đọc lên nghe xuôi hơn. Còn “khăn”/ “băn” hay “thân”/ “chân” đọc lên thấy khô ng được xuôi. Có một điểm nên tránh: là dùng vần “thân” ở câu 4, đến câu 6 lại dùng vần “thân” là không nên.

        Thích

  12. Lang thang lạc bước chốn này
    Xem thơ nghe nhạc quá hay gì bằng!

    Đã thích bởi 1 người

  13. Đành quên gạn đục khơi trong
    Xem đời như thể một dòng nước trôi

    Đã thích bởi 1 người

  14. Lênh đênh sóng nước dặm dài
    Thuyền không bến đậu hỏi ai thấu tình!

    Thích

  15. Nhưng luôn góp sức với đời
    Thân bèo sắc tím rạng ngời bến sông

    Đã thích bởi 1 người

  16. Ẩn danh nói:

    Làm thơ khó quá đi thôi
    Em ngồi em nghĩ không nổi câu nào
    ….
    ….
    Giúp cháu làm tiếp mấy câu nữa ạ!!

    Đã thích bởi 1 người

  17. hoang diep nói:

    doi tho qoa hay

    Đã thích bởi 1 người

  18. Pingback: Bài nhiều người đọc | NGUYỄN SỸ ĐÀO- DAVILAD

  19. Hoàng Phương Quyên nói:

    Cảm ơn anh Nguyễn Sĩ Đào , tôi sẽ học luật và sẽ gởi anh bài thơ đầu tay . Nhờ anh chỉnh sửa .
    Phương quyên

    Đã thích bởi 1 người

  20. Thu Phương nói:

    bạn ơi, có thể sáng tác dùm mình 1 bài thơ lục bát gồm 4 dòng có luật bằng trắc đc kh ạ ??? chủ đề tự do nha bạn

    Đã thích bởi 1 người

    • sydaounesco nói:

      Mình vừa viết xong bài này…hân ái gửi bạn
      NHỦ LÒNG

      Đã từng bươn trải dặm trường
      Vậy mà sao lại chẳng tường nông sâu
      Quặn lòng bởi sự cơ cầu
      Để cho bạc chữ rãi rầu gió mưa.

      Đã từng đi sớm về trưa
      Thân cò lận đận chẳng chừa cành cong
      Chót đa mang chịu đèo bòng
      Nào hay chín ước mười mong được gì.

      Nhủ lòng thôi hãy vô vi
      Đừng vì tiếng bấc, tiếng trì nhọc thân
      Hình như trời đất vào xuân
      Đào mai thắm sắc làng gần phố xa.
      NSĐ

      Thích

  21. Ẩn danh nói:

    Cho tôi hỏi chữ thứ 6 của câu lục là ao,chữ thú 6 của câu bát có vần là oa có được không,hoăcj
    an với en có dùng với nhau được không.Thanks anh nhiều.

    Đã thích bởi 1 người

  22. Tường Vi nói:

    Cảm ơn bài viết của tác giả.
    Tác phẩm lục bát đầu tay của em đây ạ.

    Sắc tháng ba

    Ngại ngùng cánh lửa vừa bung
    Hiu hiu gió ghẹo, thẹn thùng màu hoa
    Rực trời sắc gạo tháng ba
    Lẫn trong màu ngói, nếp nhà cong cong.

    Đầu thuyền, áo yếm, lưng ong
    Tay gầy đan gió, ngồi hong tóc dài
    Nghiêng nghiêng bóng nắng hoa cài
    Nước, trời một sắc chẳng phai theo mùa.
    Tường Vi – 8/3/2019

    Đã thích bởi 1 người

Gửi phản hồi tới mọi người