BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

BIỂN ĐÔNG MỚIVị trí giàn khoan (chấm đen vuông) mà Trung Quốc đặt trái phép
trên vùng biển Việt Nam
Ảnh PVN

 

BIỂN ĐẢO CỦA TA 

L22
Đảo nổi đảo chìm tổ quốc ta
Hiên ngang bám trụ giữa khơi xa
Vững như lũy thép ngăn thù tới
Mạnh tựa thành đồng chặn giặc qua
Trung dũng kiên cường trong bão táp
Anh hùng bất khuất trước phong ba
Viết nên trang sử vàng ngời sáng
Ca ngợi chiến công giữ hải hà.

 

Bài này đã được đăng trong Trang Hình. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

29 Responses to BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

  1. vivi099 nói:

    Viết lên trang sử sáng ngời
    Giàn khoan phải rút, đời đời vinh quang

    Thích

  2. sydaounesco nói:

    THƯ GỬI ND TRUNG HOA

    Dear Chinese people,
    In the past, China has been invaded by other countries, so Chinese people also feel the pain and the loss when a foreign country was invaded.
    I am a child of Vietnam. Certainly you can understand my feelings when our sovereignty is infringed by your army.
    China has been invaded by other countries, so Chinese people also feel the pain and the loss when a foreign country was invaded.
    Our nation has experienced many struggles with your country and other empires. We had lost so much. Therefore, we want to live in peace, friendship and cooperation. We always hope that our both countries will follow the desire and achievements that were gained by a great effort of President Ho Chi Minh and President Mao Zedong as well as the predecessors of the two countries. We hope that our country will follow the slogan about friendship that President Ho Chi Minh said, “We are comrades as well as brothers”, as the lyrics of composer Do Nhuan’s song, Vietnam – China: “Vietnam – China, joined by mountains, joined by rivers, sharing Eastern Sea, an friendship, early like the dawn.”
    I am sure that you also want to live in peace, we do too. War is painful and death. War causes countless families to be in afflictive situations. Our wounds due to wars haven’t been healed. We don’t want to suffer that great pain once more time.
    However, if that happens, all Vietnamese people are willing to sacrifice once more time to protect our freedom and independence. Our 90 million people are ready to protect our country together.
    Dear peoples of the world – those who love peace,
    China is violating Vietnam’s sovereignty. They are violating Vietnam’s law as well as UNCLOS 1982 and the United Nations Charter. Therefore, we look forwards to your help to protect our country.
    Dear all of Vietnamese,
    Because of peace, we have to compromise. But if China is still aggressive, I call for all of Vietnamese to stand up to protect our Vietnam.
    We are ready for a Dien Bien Phu on the sea. Anything can be ignored but sovereigty and national jurisdiction could not be violated.
    Long live Vietnam!
    Long live Ho Chi Minh!
    Long live Vo Nguyen Giap!
    Thưa toàn thể nhân dân Trung Hoa! Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng bị các nước đế quốc thực dân xâm lược, nhân dân Trung Quốc cũng đã cảm nhận sự mất mát và đau thương khi một quốc gia bị ngoại bang xâm lăng.
    Tôi là một người con của nước Việt Nam. Chắc hẳn các bạn cũng hiểu cảm xúc của tôi khi đất nước tôi bị quân đội các bạn xâm phạm chủ quyền.
    Dân tộc tôi đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh với quý quốc và các nước đế quốc, dân tộc tôi đã mất mát quá nhiều, chúng tôi muốn được sống trong hòa bình hữu nghị và hợp tác. Tất cả chúng tôi luôn hi vọng rằng hai nước sống đúng với mong muốn và những thành quả có được nhờ bao nỗ lực dày công vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị tiền bối hai nước. Sống đúng với phương châm của tình hữu nghị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, cũng như lời bài hát Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
    “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông
    Chung một Biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông…”
    Tôi tin chắc rằng các bạn cũng muốn hòa bình và chúng tôi cũng vậy. Chiến tranh là chết chóc, là đau thương, khiến bao gia đình lâm vào cảnh con mất cha, vợ mất chồng, cháu mất ông … Bao vết thương chiến tranh trong chúng tôi còn chưa lành, chúng tôi không muốn 1 lần nữa dân tộc tôi lại phải hứng chịu những khốc liệt của chiến tranh.
    Nhưng nếu điều đó xảy ra, toàn thể dân tộc Việt Nam chúng tôi sẵn sàng hi sinh 1 lần nữa, sẵn sàng chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ Tự do và Độc lập của dân tộc chúng tôi. 90 triệu người dân chúng tôi trên dưới 1 lòng sẵn sàng bảo vệ đất nước Việt Nam.
    Thưa toàn thể nhân dân thế giới – những người yêu chuộng hòa bình! Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của chúng tôi, ngang nhiên vi phạm luật pháp Việt Nam, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Chúng tôi đề nghị nhân dân thế giới giúp đỡ nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.
    Thưa toàn thể dân tộc Việt Nam! Vì hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng nếu sự nhân nhượng đó không được phía Trung Quốc thực hiện mà vẫn lấn tới, thì tôi đề nghị toàn thể dân tộc Việt Nam già trẻ gái trai ai ai cũng phải đứng lên bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của chúng ta.
    Nếu cần phải có 1 trận Điện Biên Phủ trên biển thì chúng ta cũng sẵn sàng. Mọi thứ có thể bỏ qua, nhưng chủ quyền và quyền tài phán quốc gia thì không thể nào bị xâm phạm.
    Việt Nam muôn năm!
    Đây là bức thư gửi nhân dân Trung Hoa và bạn bè quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông (bức thư do bạn Bùi Thị Thuý An viết). Các bạn giúp chia sẻ tại các trang mạng trên thế giới để người Trung Hoa và bạn bè quốc tế hiểu rõ vấn đề. Xin cám ơn các bạn.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm!

    Sưu tầm@ DAVILAD

    Thích

  3. sydaounesco nói:

    ĐIỂM MẶT NHỮNG THỰC PHẨM CỰC ĐỘC ĐÃ PHÁT HIỆN ĐƯỢC:

    • Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây có nguồn gốc từ TC có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép. Trước đó, ngày 10/6/2013, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn thị Nguyệt (phường 12, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) có 52 tấn khoai tây khả nghi. Theo lời bà Nguyệt khai báo, số khoai tây được bà mua từ Công Ty Vân Linh (Lào Cai), có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật).

    • Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã phát hiện gạo, bún, bánh phở chứa chất cadmium vượt quá tiêu chuẩn ấn định. Số gạo, bún, bánh phở nầy do tỉnh Hồ Nam và 2 nhà máy tại Đông Quan, thành phố Châu Giang, tỉnh Quảng Đông sản xuất. Chất cadmium là một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư tuyến tiền liệt, gây ung thư phổi, gây ảnh hưởng nặng nề lên xương, hệ hô hấp, tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi.

    • Vào tháng 5/2012, cơ quan chức năng phát hiện tai lợn giả, khô mực giả, bánh tráng giả bán trên thị trường. Vài khách hàng mua vài tai lợn, nhưng khi sử dụng thì phát hiện có mùi khó chịu. Qua sự kiểm tra của cơ quan chức năng, tai lợn có mùi lạ, được làm từ gelatin và natri oleate. Hóa chất oleate đã bị cấm sử dụng trong ngành thực phẩm.

    • Gần đây, cũng phát hiện chất phụ gia “HƯƠNG LIỆU THỊT BÒ” có thể biến thịt heo thành thịt bò. Giá bán mỗi gói vào khoảng 130.000 đồng. Để tạo được thịt bò từ 1kg thịt heo, sẽ cần đến 2,5g chất phụ gia nầy. Thịt heo tẩm ướp gia vị nầy trong 30 phút, thịt heo chuyển sang màu nâu sẫm. Hầm khoảng 1 tiếng sẽ được loại thịt bò, ăn cũng khó nhận ra. Ngoài chế biến thịt heo thành thịt bò, còn có công nghệ chế thịt lợn thành thịt cừu. Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu.

    • Một số thịt vịt giả thịt cừu bị nghi ngờ sử dụng một lượng hóa chất thuốc nhuộm và chất kết dính độc hại. Đồng thời, những đối tượng này còn dùng mỡ cừu nhập cảng từ New Zealand để chế tạo ra hương vị thịt cừu và cho hóa chất làm dai hơn, lâu nhừ hơn trong quá trình nấu lẩu. Thịt cừu giả có chứa một loại lớn kim loại và chất natri nitrat gây ung thư, vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm đến 2.000 lần.

    • Ngày 23/8/2012, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y Tế) cảnh báo, hiện nay, tại Hokkaido (Nhật Bản) đang bùng phát vụ ngộ độc thực phẩm làm 6 phụ nữ bị chết, trong đó có 1 bé gái 4 tuổi do ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E. Coli. Trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có bán rất nhiều các loại rau, củ quả của TC, ước lượng các mặt hàng nầy chiếm 60-70%.

    • Ngày 15/8/2012, gần đây, một số người tiêu thụ tại VN mua phải loại “cánh gà giả” ở các chợ thực phẩm, mang về luộc mãi không chín, ninh cả tiếng không nhừ. Loại hàng giả nầy được tuồn vào thị trường VN theo con đường tiểu ngạch biên giới Việt-Trung.

    • Các sản phẩm bao bì gồm “mì dưa bắp cải Tongyi”, “mì thịt bò đậu xanh” và “mì sườn heo Jin Mailang”, sau khi tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử nghiệm của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy, lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vì một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm chi phí.

    • Ngày 24/07/2012, phát hiện trong sữa bò đóng hộp và đóng gói do hãng Hunan Ava Dairy sản xuất có chất gây ung thư aflatoxin. Chất aflatoxin là một chất độc, nếu hàm lượng cao sẽ trực tiếp gây ra ung thư gan. Tập đoàn sửa Yili Industrial Group dành cho trẻ sơ sinh còn có chứa thủy ngân.

    • Một chủ sạp hàng chợ trái cây đầu mối tại thành phố Sài Gòn phát hiện những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp, có thể bảo quản đến 6 tháng mà trông vẫn còn tươi rất bắt mắt.

    • Ngày 5/7/2012, phát hiện “BIA GIẢ” bằng cách thêm các chất hóa học là axit hydrochloric và formaldehyde vào 13 nhãn hiệu bia giả gồm có hiệu Tsingtao và đã có mặt tại khắp tỉnh, thành phố tại VN. Chất Formaldehyde được sử dụng trong việc khử trùng và ướp xác chết, có thể gây ung thư và quái thai.

    • Một cơ sở chế biến thịt cừu trái phép vừa bị phát hiện ở TC. Công thức ướp vịt với phân bón và các chất phụ gia tạp nham thành sườn cừu New Zealand loại A, khiến dư luận phải “sởn tóc gáy”.

    • Ngày 14/12/2011, Bộ Công An TC cho biết, trong 3 tháng qua, đã phá 128 vụ án liên quan đến scandal làm dầu ăn từ “NƯỚC CỐNG”. Đã có 700 người bị bắt và 60.000 tấn “DẦU NƯỚC CỐNG” bị thu hồi nhưng không tiêu hủy. Sau vụ lợn được bơm hóa chất để cho ra nhiều thịt nạc, dầu nước cống được cho là trọng án xếp hạng thứ hai. Nước thải từ cống rãnh được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng bỏ lớp chất nhầy bẩn.. Cơ quan điều tra cho rằng cơ sở nầy đã tiêu thụ hơn 8.000 tấn dầu bẩn, phần lớn dầu bẩn nầy được tuồn qua biên giới, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

    • Bằng thủ đoạn hết sức tinh vi, một công ty chuyên sản xuất thực phẩm đã biến hàng tấn thịt heo thành khô bò bán ra thị trường. Không biết bao nhiêu người tiêu dùng đã bị lừa, ăn phải thịt heo hóa bò của công ty TNHH sản xuất thương mại thực phẩm Thanh Ly tại số 711 Lê Trọng Tấn (phường Bình Hòa) do bà Nguyễn thị Thanh Ly (SN 1975) quê Quảng Ngãi làm giám đốc.

    NĂM LOẠI THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU NHẬP CẢNG TỪ TQ KHÔNG NÊN DÙNG:

    • CÁ RÔ PHI: Hiện nay, 80% nguồn cung cấp cá rô phi khoảng 173 ngàn tấn mỗi năm. Người nuôi cá ở Hoa Lục không cho con cái của họ ăn mà chỉ dùng để bán, vì họ sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường “SIÊU BẨN”.

    • CÁ TUYẾT: Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Mỹ có xuất xứ từ TQ, tương đương với khoảng 32 ngàn tấn mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi tương tự đối với người nuôi cá tuyết.

    • NƯỚC ÉP TÁO: Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Mỹ có xuất xứ từ TC khoảng 367 triệu gallon, vì bã thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà máy cung cấp thực phẩm đã từ lâu là một vấn nạn. TQ là nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới.

    • NẤM CHẾ BIẾN SẴN: Nên tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% nấm chế biến sẵn là từ TQ, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 ngàn tấn) mỗi năm.

    • TỎI: Khoảng 31% số tỏi, tức 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 ngàn tấn) có xuất xứ từ TQ. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ”. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.

    Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011, được công bố ngày 08/5/2103 để làm chứng trước ỦY BAN SỰ VỤ QUỐC NGOẠI (House Committee on Foreign Affairs) về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của TQ. Thực phẩm nhập cảng từ TQ tăng khoảng 7% mỗi năm.

    DAVILAD@ NET

    Thích

  4. sydaounesco nói:

    TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG NHIỀU GÓC CẠNH NGÀY 24/5/2014

    Một khi Nga đã phát biểu
    – Những phát biểu của Nga hoàn toàn không nằm ngoài dự đoán.
    – Nếu ai đó đút vào mồm tôi 400 tỷ đô trong hoàn cảnh đang bị bạn bè tẩy chay thì tôi cũng làm thế mà thôi.
    – Một pha diễn hề quá vụng của 2 anh bạn không chuyên.
    – Phát ngôn của Nga, nếu được truyền đi trước đây 10 ngày thì rất căng thẳng, nhưng nó lại được phát ra ngay sau khi TQ ký kết hợp đồng khí đốt 400 tỷ đô. => một động thái nịnh bợ tạm thời của Nga đối với TQ.
    – Thật đơn giản và dễ hiểu, TQ mang cho 2 cân đường và 1 hộp sữa giữa lúc hom hem ốm yếu. Nga đã dán tặng một miếng Salonpas giảm đau cực nhanh vào vết thương mà TQ đang hứng chịu những ngày qua từ dư luận thế giới.
    – Đến một đứa trẻ con vừa nghe xong cũng hiểu phát biểu đó có mùi thum thủm.
    – Và ai sẽ tin vào phát ngôn của một người đang bị nghẹn tiền sau bao ngày đói kém?
    – Về bản chất, thông tin thì rùng rợn => nhưng thực tế chả có nghĩa lý gì.
    => Châu Âu, Mỹ đang cấm vận Nga, nghe tin chắc thấy rất sảng khoái vì Nga đã phải nịnh nọt TQ để đảm bảo kinh tế.
    => Báo chí được mùa giật tít cấp 12, cấp 13, trong cơn phê giật tận lên cấp 69,5
    => Chính phủ các nước ASEAN được bữa ôm bụng cười về màn kịch của 2 ông kễnh.
    => Người dân lao đao, lo lắng, thấp thỏm không yên như Nga sắp đem quân oánh VN.
    => Giáo sỹ được mùa lôi kinh thư ra chỉ dạy về tình anh em.
    => Chốt lại: chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của mấy ông lớn thôi. Lo ăn đủ chết, chẳng dại gì đi giúp thằng nào oánh với đấm đâu. VN có tiền đặt thêm mấy tàu Kilo nữa, khéo có báo lại xin lỗi vì đã đăng tin chưa kiểm duyệt….

    – Tóm tắt: Nga đứng xó lớp cùng TQ vì tội mất trật tự, hai bạn thủ thỉ động viên nhau, tan học thì ai về nhà đấy…hết… Chẳng có chuyện quái gì xảy ra cả. Cũng chả buồn mời phụ huynh luôn. Vô cùng nhạt nhẽo…

    Điểm nhanh tin
    – Laos nguôi ngoai sau đại nạn máy bay khủng khiếp.
    – Chuyện buồn Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp làm bao chàng trai nhỏ lệ.
    – Doanh nghiệp VN phục hồi sau sự sát sao vào cuộc của chính phủ
    – Biên giới giao thông hàng hoá mạnh mẽ như chưa từng có một dòng sông.
    – Mỹ đẹp trai mang 18 triệu USD tặng VN => giao lưu cà phê sáng.
    – Nhật phong độ bắt tay VN => lại là cà phê trưa
    – Tàu Cảnh Sát Biển VN áp sát giàn khoan 4 hải lý => kiếm tìm cơm bữa tối ^^
    – TQ nói phét theo đúng gen Thần Điêu Đại Hiệp truyền lại.
    – Cảnh báo mới lan truyền khắp thế giới: không được ăn cơm, ăn mì khi TQ phát biểu => sặc lên mũi thì ráng chịu.

    (Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc )

    DAVILAD@ST

    Thích

  5. sydaounesco nói:

    Gửi những người bạn nước ngoài yêu quý của tôi,
    Tôi biết thật là kỳ cục khi viết cho bạn thứ này, nhưng đây sẽ là một bức thư dài dành riêng cho bạn, mà lại chẳng liên quan gì tới chúng ta hết. Vậy nên hãy đọc khi có thời gian nhé.

    Vì nó là về đất nước Việt Nam của tôi, và mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (Tên khác: Biển Nam Trung Quốc, một phần của Thái Bình Dương nằm giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và một vài nước khác) – một chuyện mà tôi chắc chắn 100% là bạn không hề quan tâm. Nhưng làm ơn, hãy đọc tiếp.

    CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA VẬY?

    Vào đầu tháng 5 năm 2014, Chính phủ Trung Quốc hạ đặt 1 giàn khoan dầu mỏ mang tên Hải Dương 981 trong địa phận đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Việt Nam (nằm trong vùng Biển Đông) – một hành động xâm lược trắng trợn vào lãnh thổ của chúng tôi. Bình thường, đây chỉ là một vùng biển bình yên cho dân chài Việt qua lại bắt cá tôm nuôi sống gia đình. Và điều đó đã thay đổi mọi thứ.

    Chính phủ Trung Quốc giải thích rằng: Vì vùng biển đó thuộc địa phận Trung Quốc ?!?

    Được thôi, dù 90 triệu người Việt Nam, chính phủ các nước Mỹ, Nga, Nhật, Phillipines và hàng tỉ người trên thế giới này đều biết rõ VÙNG BIỂN ĐÓ LÀ CỦA VIỆT NAM, tôi vẫn sẽ đặt sự thật ko thể chối cãi ấy sang 1 bên, và viết trên luận điểm của Chính phủ Trung Quốc : VÙNG BIỂN NÀY LÀ VÙNG TRANH CHẤP (Việt và Hoa, ai cũng nhận đó là biển của mình).

    Nhưng bạn biết không?

    Sau khi hạ đặt giàn khoan vào “vùng tranh chấp”, Chính phủ Trung Quốc huy động hàng trăm tàu và máy bay quân sự tới vùng này, phun vòi rồng vào các tàu cá và tàu kiểm ngư Việt Nam. Họ còn ngang nhiên tấn công, đâm trực tiếp vào những con tàu bình thường của chúng tôi (CHÚ Ý ở đây: tàu BÌNH THƯỜNG, vì Chính phủ Việt Nam không cho phép bất cứ một tàu hay máy bay QUÂN SỰ nào ra vùng biển này, họ biết rằng điều đó có thể dẫn tới chiến tranh). Những vụ tấn công của phía Trung Quốc làm bị thương 20, 30 người Việt Nam. Nhưng là một đất nước đã bị nhấn chìm trong chiến tranh liên miên suốt 2000 năm qua, chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết, rằng Việt Nam phải giữ bình tĩnh và không đánh trả.

    Nhưng giờ đây, tôi phải viết bức thư này cho bạn, vì chính hôm nay, TÀU KIỂM NGƯ TRUNG QUỐC ĐÃ GIẾT 2 NGƯ DÂN VIỆT NAM.

    Đau đớn thay! Họ chỉ là HAI NGƯ DÂN BÌNH THƯỜNG, đi một chuyến tàu cá bình thường để kiếm cái gì đó về cho vợ con mình. Họ chỉ là HAI NGƯỜI BỐ, HAI NGƯỜI CHỒNG có một ước mơ không thể đơn giản hơn: MỘT VÙNG BIỂN BÌNH YÊN để nuôi sống gia đình.

    Và Chính phủ Trung Quốc giết họ, không lý do, không thể giải thích nổi, và không thể chịu đựng được.

    VẬY NGẮN GỌN LẠI, ĐÂY LÀ THỨ TÔI MUỐN NÓI:

    Điều này đã khiến tôi không thể im lặng nữa, sự tức giận đã biến thành một động lực xót xa, vì vậy, tôi viết bức thư này, để nói với bạn rằng: Kể cả bạn không quan tâm (đúng thôi, tôi chẳng để ý đến Ukraine bao giờ, nói thật là như thế), hãy hiểu CÁI GÌ đang diễn ra nếu bạn thấy những đoàn người Việt biểu tình chống Tàu trên đất nước của bạn. Hãy hiểu rằng Việt Nam yêu hòa bình hơn mọi thứ, nhưng chúng tôi phải làm thế, vì mọi chuyện đã đi quá xa.

    Tôi biết thật khó cho bạn, vì bạn còn chẳng biết những thứ tôi nói có đúng hay không, vì vậy tất cả những gì tôi muốn chỉ là, bạn hãy hiểu rằng: CHÍNH PHỦ VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM YÊU HÒA BÌNH VÔ CÙNG, và chúng tôi sẽ cố gắng đến cùng để giữ nó, đương nhiên, với sự giúp đỡ của bạn.

    Tái bút: Tôi cũng muốn nhắc lại – Tôi LUÔN LUÔN yêu mến người Trung Hoa, và chúng tôi luôn biết phân biệt Chính phủ và người dân Trung Quốc.

    (Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy thử tìm kiếm 1 vài nguồn báo đáng tin cậy trên mạng, rất rõ ràng dù Chính phủ Trung Quốc cố chứng minh điều ngược lại)

    * Bài viết được tư vấn và chỉnh sửa theo ý kiến của BQT trang Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar) – Đây là một trang có thông tin (song ngữ) vô cùng chính xác và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo.
    Thạch Thảo-google

    Thích

  6. sydaounesco nói:

    Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam

    RIA Novosti (РИА Новости) hoặc ngắn gọn là RIA là một trong những hãng thông tấn lớn nhất Liên Xô và Nga. Mục tiêu của hãng – đưa tin một cách nhanh chóng, cân nhắc và khách quan về các sự kiện trên thế giới, truyền đạt tới công chúng quốc tế về cái nhìn của Nga đối với tình hình (Xem tại http://ria.ru/docs/about/index.html).

    Với một bề dày truyền thống và sứ mạng phát biểu như vậy, bài báo “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” (Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций) của Dmitri Kosyrev đăng trên RIA Novosti đã gây thất vọng sâu sắc cho người Việt Nam.

    Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”.

    Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán – Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”.

    Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.

    Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết dàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dẫn ra nguyên văn và phần dịch:

    “Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”

    Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ. Đúng, trong lịch sử Việt Nam có khoảng đen của 1000 năm Bắc thuộc, đó là thời kỳ Việt Nam bị Trung Quốc cai trị, nhưng trước đó và sau đó, Việt Nam luôn là quốc gia độc lập với Trung Quốc, không bao giờ khuất phục trước họ. Mỗi khi có họa xâm lăng từ Trung Quốc láng giềng, đất nước này đều xuất hiện những người anh hùng đánh bật quân thù ra khỏi bờ cõi.

    Không thể hình dung được, một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á với bao nhiêu năm kinh nghiệm lại có thể thể hiện sự yếu kém về mặt kiến thức như vậy. Đây chỉ có thể là sự cố tình bẻ cong sự thật lịch sử.

    Tiếp đó, tác giả Kosyrev tiếp tục đưa ra những luận cứ rất đáng tranh cãi – tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc rất giống với Việt Nam, ngôn ngữ của tỉnh này cũng khó hiểu đối với người Trung Quốc từ các tỉnh khác, cũng như tiếng Việt. Không thể hiểu nổi logic của tác giả trong luận cứ này.

    Kosyrev cũng hoàn toàn bỏ qua những khác biệt về bề ngoài, ngôn ngữ, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đưa đến một kết luận: tình hình làm cho Việt Nam trở thành một công cụ thuận tiện để tạo ra vấn đề cho Trung Quốc – như Ukraine đối với Nga.

    Tiếp theo, trong bài báo nêu trên, tác giả thông tin về dự định muốn quay lại khu vực Đông Nam Á của Mỹ, và kết luận, tình hình hoàn toàn giống như những điều Mỹ đã làm ở Gruzia và Ukraine đối với Nga.

    Chỉ có điều, vai đối trọng với Mỹ được giao cho Trung Quốc. Người đọc có thể thấy ngay – Kosyrev muốn biện hộ cho các hành động vũ lực trong tương lai gần của Trung Quốc, mong muốn hết sức ấu trĩ và hiếu chiến của tác giả.

    Và trong phần kết luận, tác giả bài báo cho rằng, việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát, vì những tuyên bố to tát này là dành cho công chúng, mị dân. Còn Nga và Trung Quốc thì hành động theo những gì họ thấy cần.

    Không thể hiểu nổi một hãng tin được người Việt luôn xem là nguồn thông tin tin cậy về quan điểm của nước Nga đối với Việt Nam, khu vực và thế giới lại có thể dễ dàng quay lưng, phản bội lại niềm tin đến vậy.

    Ngay từ khi được đưa lên trang web của RIA Novosti, bài báo này đã khiến cho nhiều người đọc Việt Nam, và không chỉ Việt Nam phẫn nộ. Những bình luận của độc giả ngay dưới bài báo, cũng như trên trang Facebook của RIA cũng cho thấy điều này.

    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=882421#ixzz32WJyFgCY
    doc tin tuc http://www.xaluan.com

    Thích

  7. sydaounesco nói:

    CHỊ NÓI CHO CHÚ BIẾT (Đọc bài thơ này cho bõ ghét nào !)

    Chị đây hơn tuổi chú
    Thủ tướng mấy nhiệm kì
    Dân Đức bầu cho chị
    Còn chú, đảng bầu hi.

    Chị nói cho mà biết
    Đừng đực mặt thế kia
    Đừng giả câm giả điếc
    Chơi bẩn, chú nhất nhì.

    Chú một vừa hai phải
    Đừng ức hiếp láng giềng
    Hàng xóm của nhà chú
    Xem đi, có ai thương?

    Từ Nhật, Hàn, Ấn Độ
    Mianma, Việt Nam
    Chú xỏ mũi vào cả
    Cướp mãi chẳng rầy rà.

    Đừng hòng qua mặt chị
    Chú bày trò khoan dầu
    Hơn ai hết chú biết
    Còn lâu mới có màu.

    Chú biết vùng biển ấy
    Vừa sâu lại bão nhiều
    Vốn bỏ ra một chục
    Thu về vài đồng bèo.

    Hiển thị bớt
    Dầu, chú chơi đòn gió
    Cái mà chú muốn là
    Ép Việt Nam thế yếu
    Bắt họ thần phục mà.

    Bởi thế chị nói thật
    Chú hơi bị ngu nhiều
    Chú đẩy Việt Nam chạy
    Như Nhật, Đài, Mỹ theo.

    Thế là chuốc lấy hoạ
    Cả cửa ngõ Biển Đông
    Đều bạn của Mỹ cả
    Chú thành nằm trong chuồng.

    Đừng chủ quan mãi nhé
    Đừng khinh thường họ nghèo
    Tung hết lực ra đánh
    Thế nhà để ai coi?

    Khôn hồn chơi cho đẹp
    “Bốn tốt” họ để yên
    “Mười sáu chữ” họ giữ
    Với họ, vẫn hoà bình.

    Đài Loan, hỏi bố chú
    Hơn sáu mươi năm rồi
    Từ hồi chú chưa đẻ
    Trung quốc dám sờ đuôi ?

    (Sưu tầm)

    Thích

  8. sydaounesco nói:

    Biển Đông: “Nga không hỗ trợ Trung Quốc mà ủng hộ Việt Nam”
    Posted on Tháng Năm 31, 2014
    vladimirputinNga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.
    Tờ The Moscow Times ngày 27/5 đăng phân tích của Morena Skalamera, một học giả thuộc Dự án Năng lượng – địa chính trị của trung tâm Belfer trường Kennedy, đại học Harvard bình luận, Nga lo ngại về ý định của hải quân Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực.
    Ngay cả khi Bắc Kinh – Moscow phát triển quan hệ gần gũi hơn, Nga vẫn tiến hành cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Nga không hỗ trợ yêu sách chủ quyền rộng lớn (bành trướng) của Trung Quốc và gần đây đã ủng hộ Việt Nam – một khách hàng vũ khí lớn của Nga trong vấn đề Biển Đông.
    Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma
    Hôm 23/5, Dmitry Mosyakov, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á – Úc và châu Đại Dương từ Moscow nhận xét trên Đài Tiếng nói Nước Nga, trước đây trong một số lĩnh vực của đời sống quốc tế, lợi ích của Nga và Trung Quốc trùng nhau.
    Nhưng ở các khu vực khác, nơi 2 nước có lợi ích khác nhau, Nga và Trung Quốc không thực hiện bất kỳ chính sách chung nào cùng nhau, đó là một thực tế. Nga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.
    Đối với Trung Quốc, họ cũng có bạn bè và kẻ thù của mình, vì vậy Trung Quốc có chính sách của Trung Quốc, Nga có chính sách của Nga, nhưng sẽ có sự phối hợp nhiều hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.
    François Godement, giáo sư khoa học chính trị từ trung tâm Sciences Po, giám đốc chiến lược Trung tâm Châu Á tại Paris phân tích, Nga là một nước ủng hộ truyền thống của Việt Nam trong khi Việt Nam có nhiều khả năng đối mặt với xung đột vũ trang vì bị Trung Quốc bắt nạt trên Biển Đông. Và Nga sẽ mất bạn bè rất nhanh một khi có những bước tiến gần tới Trung Quốc.
    Tầm nhìn ngoại giao của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là ông luôn luôn kiểm soát hành động của Nga ở Đông Á để cân bằng giữa Trung Quốc và các nước khác, bao gồm cả Hàn Quôc và Nhật Bản.
    Cả 2 nước này đều đã khá miễn cưỡng thực hiện ngay lập tức các biện pháp trừng phạt Moscow trong cuộc khủng hoảng Crimea. Nếu ông Putin có những hành động khuyến khích 2 nước này đối phó với Nga, thì ngay lập tức sẽ thấy được những hỗ trợ hơn nữa của Nhật Bản và Hàn Quốc cho chính sách của phương Tây, đặc biệt là Mỹ đối với Nga.
    Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma
    Giáo sư Đinh Ngọc Thụ từ Viện Quan hệ Quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nói với Đài Tiếng nói Nước Nga, ông không biết Tập Cận Bình sẽ làm thế nào để dung hòa hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau mà ông tuyên bố tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, tổ chức tại Thượng Hải vừa qua.
    Tại đây Tập Cận Bình vừa đề xuất cái gọi là một mô hình mới của thỏa thuận an ninh, hợp tác toàn diện và bền vững ở châu Á, cam kết giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp ngoại giao, thương lượng hòa bình. Nhưng cũng chính ông Bình khẳng định sẽ bảo vệ cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Nguồn (GDVN)

    Thích

  9. sydaounesco nói:

    Nhật sẽ ‘hỗ trợ hết mình’ Nhất là Việt Nam
    Posted on Tháng Năm 31, 2014
    SINGAPORE-ASIA-SECURITYNhật Bản sẽ “hỗ trợ hết mình” cho các quốc gia Đông Nam Á – nhất là Việt Nam và Philippines – bảo vệ lãnh hải và không phận, Thủ tướng Shinzo Abe vừa tuyên bố tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
    Trong bài phát biểu mang tính dẫn dắt tại phiên khai mạc diễn đàn vào ngày 30.5, ông Abe cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của việc tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Reuters cho hay.
    “Nhật sẽ hỗ trợ hết mình cho nỗ lực đảm bảo an ninh trên biển và trên không của các quốc gia thành viên ASEAN, cũng như cho việc duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không”, Thủ tướng Abe phát biểu.
    “Chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông của Philippines. Chúng tôi cũng ủng hộ nỗ lực giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại của Việt Nam”, Thủ tướng Nhật cho hay.
    Ông Abe cũng kêu gọi sớm thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực thi hiệp ước hồi năm 2007 được ký kết bởi Bắc Kinh và Tokyo nhằm tránh để xảy ra các vụ đụng độ do sơ ý giữa tàu thuyền và máy bay hai nước.
    “Nhật Bản dự định sẽ đóng một vai trò tiên phong và to lớn hơn so với vai trò hiện nay của mình nhằm biến hòa bình tại châu Á và thế giới thành điều chắc chắn hơn”, ông Abe nói.
    Thủ tướng Nhật nhấn mạnh vai trò nòng cốt của mối quan hệ đồng minh chặt chẽ giữa Tokyo và Washington trong việc bảo đảm sự ổn định cho khu vực.
    Ngoài ra, ông Abe còn khẳng định Tokyo đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với các quốc gia châu Á, bao gồm Úc, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN.
    Vốn là người không giấu tham vọng nới lỏng ràng buộc về quân đội, ông Abe đã công bố ngay tại diễn đàn kế hoạch sửa đổi điều 9 trong hiến pháp hòa bình thời hậu Thế chiến thứ 2 để cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể, tức khả năng hỗ trợ nước đồng minh bị tấn công.
    “Chúng ta đang ở trong thời đại mà không còn bất kỳ một quốc gia nào đủ khả năng tự bảo vệ nền hòa bình của chính mình”, Thủ tướng Nhật tuyên bố.
    “Nhật là một quốc gia phụ thuộc lớn vào nền hòa bình và sự ổn định của cộng đồng quốc tế và Nhật mong muốn hoạt động tích cực hơn cho hòa bình thế giới”, ông Abe phát biểu.
    Được biết, tại diễn đàn an ninh uy tín bậc nhất trong khu vực này, Úc dự kiến cũng sẽ lên tiếng ủng hộ động thái của Thủ tướng Abe nhằm quảng bá hình ảnh Nhật Bản như một đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.
    Theo lịch trình, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston sẽ phát biểu vào ngày 31.5, tờ Sydney Morning Herald cho hay.
    Theo nội dung bản phát biểu, ông Johnston sẽ tuyên bố Úc “hoan nghênh nỗ lực tái thẩm định các chính sách về an ninh và quốc phòng của Nhật vì điều này có thể đóng góp lớn hơn cho hòa bình và an ninh khu vực”.

    TNO Hoàng Uy

    Thích

  10. sydaounesco nói:

    Buổi sáng dị thường ở Shangri-La và giới hạn cho Trung Quốc
    Posted on Tháng Sáu 2, 2014
    vuongquantrung_chuckhagel-252cd-crop1401669110114pCựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen cho rằng, cần phải nói để Trung Quốc hiểu “mọi thứ đều có giới hạn”.
    Viết trên trang The Interpreter của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, nhà phân tích Sam Roggeveen, một chuyên gia kỳ cựu của cơ quan tình báo Úc ONA đã gọi những gì diễn ra buổi sáng ngày 1/6 ở Đối thoại Shangri-La là “điều dị thường”.
    Sự dị thường mà ông Roggeven muốn nhắc đến là bài phát biểu của tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
    Trong khoảng 5 phút đầu tiên, tướng Vương đã nhắc lại những luận điệu “mềm mỏng” quen thuộc của giới ngoại giao Trung Quốc: “phát triển hòa bình”, “không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”, “chính sách quốc phòng nhằm tự vệ”…
    Thế rồi bất ngờ, đại diện đoàn Trung Quốc tuyên bố thoát ly khỏi văn bản đã chuẩn bị trước để quay sang chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bằng giọng điệu vô cùng gay gắt, khác hẳn trước đó.
    Vương Quán Trung nói ông ta “không thể tưởng tượng” có thể nhận được “những lời chỉ trích không đáng có như thế chống lại Trung Quốc”. Ông ta cho rằng bài diễn văn của Thủ tướng Nhật chứa đầy những tình cảm bài Trung Quốc, cho dù ông Abe không nêu đích danh quốc gia này.
    Đề cập tới phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Vương Quán Trung cho rằng ông Hagel đã tỏ thái độ thẳng thắn hơn so với thủ tướng Abe. Nhưng đại diện của Trung Quốc cáo buộc Mỹ và Nhật Bản đã “phối hợp, khuyến khích” nhau để cùng chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh.
    Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho rằng, chính hai ông Abe và Hagel, qua bài diễn văn của họ đã khiêu khích Trung Quốc, trong lúc Bắc Kinh “không khi nào đi bước đầu để tấn công bất kỳ một ai”.
    Trước đó, trong bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và khẳng định “các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra một sự việc đã rồi cần phải bị lên án mạnh mẽ”.
    Ông Abe cũng nói “Nhật Bản sẽ dành sự ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và vùng trời, cũng như trong việc triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không”.
    Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong một bài phát biểu được đánh giá là “mạnh mẽ bất ngờ” chỉ đích danh Trung Quốc là nước “đã có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở biển Đông”.
    Ông Hagel chỉ trích hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam và cáo buộc Trung Quốc ngăn cản Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough.
    Nhận xét về bài phát biểu của Thủ tướng Nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho rằng, mặc dù những dự định của ông Abe đều đã được biết đến, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tuyên bố một cách công khai như vậy.
    Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen cho rằng, những tuyên bố mạnh mẽ của Mỹ và Nhật Bản là cần thiết.
    “Trung Quốc đang vươn lên, đang trưởng thành, họ ít nhiều bắt đầu ra vẻ ta đây và gây sức ép với xung quanh. Điều đó là bình thường nếu họ không nhìn thấy một đối trọng. Thế nên, chúng ta có nghĩa vụ phải tuyên bố ‘Này anh bạn, mọi thứ đều có giới hạn’. Đó là điều cần phải nói rõ.”

    Nguồn (Soha.vn)

    Thích

  11. Trung Quốc đã Lý Giải về Lai Lịch Đường Lưỡi Bò

    PGS TS Ngô Văn Minh (ABS) theo FB Đoàn Nam Sinh – Trong 1 tháng qua Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa nó bằng bước đi đầu tiên là hạ đặt giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc làm đó khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế kịch liệt phản ứng, bởi nó được vẽ ra không căn cứ một cơ sở pháp lý nào; không có tọa độ rõ ràng; cả một thời gian dài không tuyên bố cho thế giới biết, không duy trì trên cái gọi là “vùng nước lịch sử” đó sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà Trung Quốc đã giành được tôn trọng; lại bất nhất lúc đầu thì 11 vạch, về sau còn 9 vạch, nay lại thêm 1 vạch nữa, thành 10 vạch, mà không hề giải thích vì sao có sự thêm bớt như vậy!

    Xem thêm: Ảnh “nóng” về nơi hạ thủy giàn khoan Hải Dương 982
    Bản đồ “đường lưỡi bò” trên biển Đông:
    Bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế!
    Từ sự thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai của một cá nhân

    Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm ra đời của tấm bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra là do một người có tên Lâm Tuân của chính quyền Tưởng Giới Thạch chỉ huy chiến hạm mang tên Thái Bình đi tuần sát ở vùng biển phía nam của Trung Quốc để xem có còn tàn quân Nhật ở trên các đảo hay không, khi trở về căn cứ đã cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, hoạ đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải) rồi chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính của Trung Hoa Dân quốc đem in xuất bản vào tháng 10-1947.

    Tuy nhiên, theo một khảo cứu có tên là Tùng vãn Thanh đáo Dân quốc đích địa đồ khang Nam hải quy thuộc (Quá trình quy thuộc Nam hải qua một số bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến thời kỳ Trung Hoa dân quốc) của một tác giả người Trung Quốc có tên và bút danh là Ni Bá Long Căn – Oa Đằng thì vào năm 1940 bản đồ Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh minh tế đồ đã thể hiện đường phân giới nhiều chấm liền nhau vẽ chiếu theo đường bờ biển của các quốc gia ở Biển Đông với hình dáng giống như hiện nay.

    Tác giả Peter Kien-Hong Yu, Giáo sư đại học Ming Chuan, trường Sau Đại học về Ngoại giao ở Đài Loan trong bài viết Đường chữ U (đứt khúc) trên biển Nam Trung Hoa lại cho rằng căn nguyên của đường chữ U, được Hu Jinjie, một người chuyên vẽ bản đồ người Trung Quốc, vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914, sau khi nước Cộng hòa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (hay Pratas) từ đế quốc Nhật vào tháng 10 năm 1909 (theo lịch âm Trung Quốc). Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này.

    Đến tháng 12/1947 thì đường chữ U trên biển Nam Trung Hoa này được chính thức vẽ bởi Bai Meichu, một viên chức thuộc nhà nước Cộng hòa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1947. Các vùng phía bên trong đường này được coi là các vùng nước lịch sử (historic waters). Peter Kien-Hong Yu cũng nói là không rõ khi vẽ nên các vạch như vậy liệu Bai Meichu có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không, nhưng chắc “có nhiều khả năng là ông này chủ yếu bị thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai (nghĩa là như người ta thường nói quan điểm là 9 phần 10 của luật pháp)”.

    Đến lối hành xử bá quyền, bành trướng của Nhà nước Trung Quốc

    Chỉ từ tấm bản đồ do một cá nhân vẽ bởi bản năng sở hữu sơ khai như vậy, đến năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại cho in thành sách và dạy cho trẻ con, khiến cho từ đó “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất. Và rồi sau một thời gian dài không hề công bố với quốc tế, đến ngày 7/5/2009 chính phủ nước này mới chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên, xem đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc, để yêu sách hơn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước chỉ được trung bình 5%.

    Trong 1 tháng qua Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa nó bằng bước đi đầu tiên là hạ đặt giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc làm đó khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế kịch liệt phản ứng, bởi nó được vẽ ra không căn cứ một cơ sở pháp lý nào; không có tọa độ rõ ràng; cả một thời gian dài không tuyên bố cho thế giới biết, không duy trì trên cái gọi là “vùng nước lịch sử” đó sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà Trung Quốc đã giành được tôn trọng; lại bất nhất lúc đầu thì 11 vạch, về sau còn 9 vạch, nay lại thêm 1 vạch nữa, thành 10 vạch, mà không hề giải thích vì sao có sự thêm bớt như vậy!

    Cái lối tư duy, hành xử đầy tính bá quyền, bành trướng của Chính phủ Trung Quốc như vậy khiến cho không chỉ quốc tế phản ứng mà ngay cả các học giả Trung Quốc có lương tri cũng phải lên tiếng. Giáo sư Hà Quang Hộ giảng dạy tại Học viện Triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc phê phán: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác… Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (tức Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”!

    Thế giới lên tiếng và Trung Quốc đã trả lời!

    Ngay cả Mỹ, mặc dù tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng thời gian gần đây, chỉ trong 3 tháng của năm 2014, Washington đã 2 lần yêu cầu chính phủ Đài Loan làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn, mà họ vẽ ra năm 1947 và đang được Trung Quốc sử dụng với tên gọi “đường lưỡi bò 9 đoạn” để khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông. Tại buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ngày 5/2/2014 Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói rõ: “Việc Trung Quốc sử dụng ‘đường chín đoạn’ nhằm đòi hỏi các quyền lãnh hải mà không dựa trên các cấu trúc trên đất liền được tuyên bố sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh đòi hỏi về ‘đường chín đoạn’ của mình nhằm làm cho nó phù hợp với luật biển quốc tế”.

    Bản đồ Đông Dương của Đa-vin-len (Davinlleen) vẽ năm 1735 đã thể hiện rõ
    hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam
    Thật ra thì Trung Quốc đã lý giải rất rõ ràng về lai lịch của đường lưỡi bò trước đây 2 năm rồi. Ấy là vào lúc 0g46’ ngày 23/3/2012 trên chuyên mục Luận đàm, Thời báo Hoàn Cầu (tên trên phiên bản tiếng Anh là Global Times, được quản lý bởi Nhân dân nhật báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã nói lên sự thật:

    “Năm 1930, chính vào 10 năm hoàng kim của Chính phủ quốc dân, một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật tự vẽ “đường lãnh hải như một vòng tròn lớn hoa lệ ở biển Đông” để mở rộng lợi ích dân tộc. Một nhóm các chuyên gia du học từ nước ngoài trở về, trong tay cầm các bản đồ hàng hải của các nước Anh, Pháp, Mỹ. Rồi sau đó họ tìm kiếm các đảo khắp trên bản đồ, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc là khoanh vào đấy một đường tròn. Còn một nhóm người trong nước, tuy không đi du học nhưng cũng có cách làm của mình. Họ lật giở hàng đống sách sử để tìm tài liệu. Tìm từ triều Thanh đến triều Minh, triều Minh rồi lại triều Nguyên, rồi lại chuyển sang tận đời Tống, Đường, tìm trong chính sử rồi lại tìm trong dã sử, lần theo con đường hàng hải thái giám Tam bảo” để rồi chỉ cần thấy “lão tổ tông (cha ông) đã đi qua nơi này, thấy rõ bãi cát nầy, nên đã vẽ lên trong sách nét bút nầy”. Thế rồi, Bắc Kinh đã “rất thẳng thắn kế thừa truyền thống của dân quốc, cũng ngay lập tức vẽ đường biên giới đến tận cửa nhà người khác, cho rằng “dải đất này đều là của chúng ta”.

    Đường lưỡi bò đại bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông ra đời như vậy đó. Thế nên các nhà nghiên cứu mới gọi đấy là “lãnh hải chủ trương”, nghĩa là lãnh hải tôi chủ trương nó của tôi thì tất nó phải là của tôi! Chính vì vậy nên tại một hội thảo diễn ra ở Washington (Mỹ) do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức với sự tham dự của hơn 150 học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ nhiều nước, một học giả Trung Quốc tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời rằng: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”./.

    Ảnh “nóng” về nơi hạ thủy giàn khoan Hải Dương 982

    (Kienthuc.net.vn) – Nhà máy đóng tàu Đại Liên là nơi được Trung Quốc huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 (lớn hơn cả Hải Dương 981, dự định triển khai ở Biển Đông).

    Sau giàn khoan trái phép Hải Dương 981, mới đây Trung Quốc đang dốc toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 dành cho Biển Đông tại nhà máy đóng tàu Đại Liên (DSIC) – nằm phía đông bắc Trung Quốc.

    Nhà máy đóng tàu Đại Liên (DSIC) là một trong những nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng tại Trung Quốc. Được thành lập từ năm 1898, DSIC chuyên đóng các tàu vận tải cỡ lớn, tàu quân sự, sửa chữa tàu biển…

    DSIC được chính phủ Trung Quốc quan tâm và đầu tư với lượng vốn lớn (vào trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến…) Ước tính, doanh thu mỗi năm của nhà máy này lên tới 20 tỷ NDT (khoảng hơn 68 nghìn tỷ VND).

    Công ty DSISM là một công ty con của DSIC đã được cấp phép và phá dỡ tàu từ nước ngoài,
    trở thành công ty đóng tàu đầu tiên tại đông bắc Trung Quốc được cấp giấy phép này.

    Dàn tàu đang được đóng và sửa chữa tại nhà máy đóng tàu DSIC.

    Các cầu cảng với cần cẩu hạng nặng chuyên dụng để đóng tàu.

    Năm 2011, DSIC hạ thủy chiếc đầu tiên trong 8 chiếc tàu
    chở hàng 300 nghìn tấn dành cho ngành vận tải Trung Quốc.

    Một đường cao tốc dẫn từ khu trung tâm thành phố tới nhà máy đóng tàu DSIC.

    Quang cảnh từ trên cao của nhà máy đóng tàu DSIC.

    Hình ảnh một giàn khoan khổng lồ được đóng tại nhà máy DSIC.

    Thích

  12. sydaounesco nói:

    AM ↓ Jump to Comments
    Ưu tiên hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng
    Nam Nguyên (RFA) Trước khả năng chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về vụ giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, nhiều ý kiến từ giới học giả trí thức cho rằng nhà nước phải nhanh chóng hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958 về việc công nhận lãnh hải Trung Quốc.

    Khúc xương mắc nghẹn

    cong-ham-ong-pham-van-dong-gui-trung-quoc/image
    Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc RFA file
    Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 từng được coi là một khúc xương mắc nghẹn của Việt Nam. Lúc đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý tính từ đất liền, kể cả các hải đảo như Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 14/9/1958, ông Phạm Văn Đồng Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã gởi công hàm ngoại giao tán thành tuyên bố đó của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Sau này Phía Trung Quốc đã sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng như một lợi thế trong mọi tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam.

    Qua vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, hôm 23/5/2014 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo chính thức ở Hà Nội để biện giải công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị. Công luận Việt Nam đưa ra rất nhiều ý kiến tranh cãi phản biện về nội dung công hàm Phạm Văn Đồng và về cách thức làm thế nào để vô hiệu hóa giá trị của nó.

    Chúng tôi ghi nhận ý kiến mới nhất của học giả Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu biển Đông hiện sống và làm việc ở Sài Gòn. Ông nói:

    Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.
    – Thạc sĩ Hoàng Việt
    “Dù là người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay là Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì đều không có giá trị, phải có một Nghị quyết của Quốc hội phủ nhận hoàn toàn công hàm Phạm Văn Đồng thì mới có thể đấu lại Trung Quốc. Còn công hàm Phạm Văn Đồng đúng hay sai thì kiện ra tòa các nhà luật học sẽ chứng minh công hàm đó đúng hay sai ở mức độ nào trong từng thời điểm của lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi không bênh Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng như tôi đã thường nói cái ý thức hệ đồng chí anh em nó đã khiến cho những người lãnh đạo Việt Nam đã phải ký cái công hàm này thì đó là cái giá phải trả rất lớn mà đến ngày hôm nay không rút được kinh nghiệm thì Việt Nam sẽ còn trả những cái giá lớn hơn mất trọn biển Đông.”

    Một trong các luận điểm được nhiều học giả Việt Nam và nay cũng là luận điểm của giới chức chính phủ Việt Nam để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Đó là miền Bắc vào thời điểm 1954-1975 không có thẩm quyền gì đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do miền Nam tức quốc gia Việt Nam Cộng Hòa quản lý và không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên luật quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông đã kiên trì với lập luận của mình:

    “Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.”

    Đề nghị vô hiệu hóa công hàm PVĐ

    01072014120149.html/Untitled-2.jpg/image
    Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
    Ngày 26/5/2014 ông Trương Nhân Tuấn, một người Việt Nam cư trú ở Pháp đã gởi thư không niêm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để góp ý là, các luận cứ của giới chức chính phủ và nhiều học giả khác có thể bất lợi và khó thuyết phục về việc công hàm Phạm Văn Đồng 1958 không có giá trị. Ông Tuấn viện dẫn Hiệp định Geneve 1954 xác nhận Việt Nam là nhà nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất và được tái xác nhận theo Hiệp định Paris 1973. Theo Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam là một quốc gia nhưng tạm thời bị phân chia, trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Từ quan điểm này, ông Trương Nhân Tuấn đề nghị vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng.

    Trong dịp trả lời Gia Minh đài ACTD, ông Trương Nhân Tuấn phát biểu:

    “Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.

    Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoảng thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.”

    Rất khác biệt với ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một nhà hoạt động xã hội dân sự từ Đà Nẵng nhận định:

    “Lẽ ra mình phải làm ngay chuyện này trước, tức là hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng. Thứ hai là phải thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa để chúng ta có tuyên bố chủ quyền liên tục từ 1954 tới 1975 vì chủ quyền Hoàng Sa từ 1954 tới 1975 Việt Nam Dân Chủ Công Hòa ở phía Bắc không có tuyên bố chủ quyền. Cho nên hai điều quan trọng nhất là phải hóa giải cho được công hàm Phạm Văn Đồng, tức là phải tuyên bố rõ với thế giới là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị, thứ nhất là không được Quốc hội thông qua. Thứ hai là trong hoàn cảnh VNDCCH phía Bắc đã không sở hữu quần đảo Hoàng Sa này. Và thứ ba để có một tuyên bố chủ quyền liên tục, để tiến tới kiện thì phải có tuyên bố với thế giới, có văn bản thừa nhận chính quyền VNCH. Phải có những tiền đề rồi sau đó cùng với các nước ASEAN, cụ thể là những nước có tranh chấp như Philippines, Malaysia, Indonesia. Những chuyện về các hòn đảo thì mình bàn trước đi để thống nhất tạo một cái luật chơi.”

    Công luận Việt Nam, từ báo chí chính thức đến các diễn đàn xã hội đều cho thấy nhà nước Việt Nam phải đặt ưu tiên số một về việc hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng, còn làm thế nào để vô hiệu hóa nó thì sự tranh cãi vẫn đang tiếp tục. Liệu Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc hay không trước khi thực sự hóa giải được công hàm Phạm Văn Đồng 1958.

    Công hàm

    Thích

  13. sydaounesco nói:

    TRUNG QUỐC RÚT NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG ẢNH HƯỞNG
    Cập nhật : 12:23 GMT – thứ hai, 19 tháng 5, 2014

    Trao đổi với BBC hôm 19/5 về việc Trung Quốc ồ ạt rút công nhân ở Việt Nam về nước, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói việc này ‘nằm trong dự kiến’ của ông từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông.
    “Họ muốn tăng cường sức ép về mọi mặt, về kinh tế, chính trị, quân sự đối với ta,” ông nói.
    “Họ rút thì họ cứ rút chả ảnh hưởng gì cả,” ông nói thêm, “Đài Loan chưa rút. Hong Kong vẫn chưa rút.”
    Ông Dy cho biết trong giao thương giữa hai nước thì Trung Quốc đang có lợi vì ‘Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc mỗi năm mười mấy tỷ đôla Mỹ’.
    Do đó, theo ông Dy, nếu Trung Quốc tạm ngừng các hoạt động giao thương với Việt Nam thì ‘người bị thiệt là nhân dân và Chính phủ Trung Quốc’.
    “Việt Nam cũng thiệt hại nhưng ít hơn.”
    Tuy nhiên, khi so sánh việc Trung Quốc rút công nhân ở Hà Tĩnh hiện nay với ‘nạn kiều’ vào năm 1978, ông Dy nói tình hình hiện nay ‘khác năm 1978 nhiều’.
    “Không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm đối với Việt Nam như năm 1979. Khi đó Việt Nam rất khó khăn do bị phương Tây cấm vận,” ông nói.
    Khi được hỏi liệu có thể tin vào tuyên bố của các quan chức Trung Quốc về việc họ sẽ không gây chiến trước với Việt Nam hay không, ông Dy nói: “Tôi rút kinh nghiệm đời tôi và tôi hay nói với mọi người rằng đừng bao giờ đặt niềm tin vào Trung Quốc.”

    Vô đây xem đầy đủ

    Thích

  14. sydaounesco nói:

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dangerou-impact-ideological-educat-kh-06172014101450.html/000_Hkg8782036-600.jpg/image

    Các bản đồ cổ được trưng bày tại một cuộc triển lãm về Trường Sa và Hoàng Sa tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 2013.

    Ngày 9/6/2014 Trung Quốc tung một đòn mới trên phương diện pháp lý và ngoại giao nhằm củng cố vị thế của họ trong các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Đó là việc họ đề nghị lưu hành tại Liên hiệp Quốc các tài liệu bản đồ và sách giáo khoa được nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành, tức là miền Bắc Việt Nam lúc đất nước chưa thống nhất. Nội dung các tài liệu này được Trung Quốc diễn dịch rằng Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa, mà tên theo Trung Quốc gọi là Tây sa và Nam sa.

    Nguyên văn đoạn văn trong cuốn sách giáo khoa địa lý lớp chín mà TQ đưa ra như sau:

    “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây sa đến các đảo Đài Loan, Hải Nam, quần đảo Hoàng bồ Châu sơn,… làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.”

    Trong cuộc họp báo chiều ngày 16/6/2014, các viên chức ngoại giao Việt Nam tiếp tục đưa các tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo tranh chấp, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào được đưa ra để giải thích nội dung cuốn sách giáo khoa địa lý lớp chín mà TQ đang viện dẫn.

    Một cựu quan chức bộ ngoại giao Việt Nam là Trần Công Trục trong một bài trả lời báo Giáo dục nói rằng đó chỉ là những tài liệu dùng để dạy học. Giáo sư Trần Hữu Dũng từ Hoa Kỳ có nhận định về lý lẽ của ông Trục rằng:

    Trong một Quốc gia mà chính nhà nước sọan, in và phân phát những tài liệu này thì khó lòng mà nói rằng đó không phải là chủ trương của nhà nước.
    – Giáo sư Trần Hữu Dũng

    “Trong một Quốc gia mà chính nhà nước sọan, in và phân phát những tài liệu này thì khó lòng mà nói rằng đó không phải là chủ trương của nhà nước.”

    Trong phần cuối của bài đăng trên báo Giáo dục, Tiến sĩ Trần Công Trục còn nói:

    “Trong đó không thể không nói đến tư duy ý thức hệ được hình thành và liên kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh…”

    Câu phát biểu này của ông Trục được minh họa bằng đoạn sau đây trong cuốn sách giáo khoa mà Trung Quốc dùng làm chứng cớ chuyện Việt Nam công nhận chủ quyền của họ:

    “Hiện nay Đài Loan và các đảo xung quanh còn bị đế Quốc Hoa kỳ và bọn tay sai Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, đấy là một mối đe dọa đối với nền an ninh của Trung Quốc, của Viễn Đông và miền Tây Thái Bình Dương.”

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dangerou-impact-ideological-educat-kh-06172014101450.html/image-250.jpg/image

    Bản đồ hiển thị vị trí giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông được trưng bày tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm 05/6/2014. AFP photo

    Tuy nhiên khó có thể lấy lý do cho việc tranh chấp chủ quyền bằng …Ý thức hệ.

    Ông Phùng Hoài Ngọc, một người học tập và lớn lên ở miền Bắc trước năm 1975, nguyên trưởng khoa ngữ văn đại học An giang nói với chúng tôi về việc chi phối của ý thức hệ trong nền giáo dục Việt Nam, nhất là ở miền Bắc trước kia:

    “Các môn khoa học xã hội nhân văn ở miền Bắc rõ ràng mang tính chính trị quá nặng, rõ ràng là nó bị chính trị áp đặt quá nặng rồi. Cái điều này là quá rõ.”

    Và theo ông Ngọc thì môn Địa lý vẫn thường được xem là một môn nằm trong khối khoa học xã hội nhân văn trong khi nó đích thực là một môn khoa học tự nhiên..

    Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA, kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn, một người rất quan tâm đến ngành giáo dục Việt Nam cho rằng tính chính trị hóa là một trong nững điểm yếu kém của giáo dục Việt Nam hiện tại. Một nhà giáo khác là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói về mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam như sau:

    “Đảng mở ra cái giáo dục chẳng qua là để đào tạo những công cụ, những người phục vụ cho cái công cuộc mà Đảng chủ trương.”

    Các môn khoa học xã hội nhân văn ở miền Bắc rõ ràng mang tính chính trị quá nặng, rõ ràng là nó bị chính trị áp đặt quá nặng rồi. Cái điều này là quá rõ.
    – Ông Phùng Hoài Ngọc

    Dĩ nhiên sách giáo khoa làm ra là để phục vụ cho mục tiêu giáo dục. Trong trường hợp của nước Việt Nam cộng sản là phục vụ cho các chủ trương của đảng. Điều này đảng cộng sản Việt Nam cũng không hề giấu giếm trong các tuyên bố của các quan chức của họ. Một trong những mục tiêu của đảng trong những năm chiến tranh lạnh chính là quan hệ đồng minh ý thức hệ với Trung Quốc.

    Trớ trêu thay người đồng minh ý thức hệ đó vào năm 1979 đã phát động một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu với người anh em cùng lý tưởng của mình. Năm 2014 về nguyên tắc cả hai Quốc gia vẫn là đồng minh ý thức hệ của nhau, và đối lập với họ, vẫn là đế Quốc Hoa kỳ và tay sai như trong sách giáo khoa địa lý của năm 1974. Nhưng cũng chính người đồng minh ý thức hệ từ Bắc Kinh nay lại giương cao trang sách địa lý thấm đẫm nghĩa tình ý thức hệ mà đòi biển đảo.

    Thực tế đã diễn ra không như ý thức hệ, nước Việt Nam 40 năm sau ngày in cuốn sách giáo khoa ấy đã khác, sách giáo khoa địa lý lớp chín hiện nay cũng không còn những dòng chữ đó. Nhưng sự bao trùm của ý thức hệ trong giáo dục Việt Nam đã để lại hệ lụy khó lường cho Việt Nam hiện nay, vì theo như lời Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Úc nói rằng cái cách biện giải giấy tờ, tài liệu có liên quan đến chủ quyền theo kiểu ý thức hệ là không thuyết phục.

    Thích

  15. sydaounesco nói:

    CÒN TIN VÀO 16 CHỮ VÀNG LÀ LÚ LẪN?

    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ những quan điểm cụ thể hơn trong đối sách với Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam sẽ tự vệ nếu bị tấn công quân sự và không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vùng Đông Á diễn ra ở Manila ngày 21-23/5/2014, lần đầu tiên một lãnh đạo Việt Nam xác định sát cánh cùng Philippines trong chiến dịch phản kháng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước ở khu vực Trường Sa.

    KHÔNG ĐỔI CHỦ QUYỀN LẤY HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG

    Báo chí Việt Nam và quốc tế nhanh chóng đưa tin về những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila Philippines hôm 21/5. Thủ tướng Việt Nam xác định không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Được biết, trong tứ trụ lãnh đạo VN, quan điểm của ông Thủ tướng có vẻ mạnh mẽ nhất vì các lãnh đạo khác như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn nói về quan hệ 16 chữ vàng và 4 tốt.

    Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự TS Nguyễn Quang A nhận định:

    “Tôi thấy đó là một lời tuyên bố khá là rõ ràng của một người đứng đầu chính phủ Việt Nam, đây là một điều rất đáng hoan nghênh. Việc ông Thủ tướng tuyên bố theo tôi là đã có một quyết định tập thể nào đó ở đàng sau, còn chuyện vẫn nói tới 4 tốt 16 chữ vàng thì những người ấy chắc là đã bị ăn vào bùa lú mất rồi.”

    Về quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ”. TS Nguyễn Quang A nhận định:

    “Tôi nghĩ rằng đấy cũng là một quan điểm nhất quán của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay là Việt Nam không chủ động, không khơi mào cuộc đối đầu vũ trang, nhưng mà trường hợp bị dồn vào đến đường cùng và Việt Nam phải tự vệ. Tức là người khác khơi mào thì quyền tự vệ đó chắc chắn là một quyền hiển nhiên mà Việt Nam phải sử dụng. Tôi tin rằng bất kể người nào khác cũng phải nói như vậy chứ không chỉ một mình ông Thủ tướng.”

    Theo VnExpress, Thủ tướng Việt Nam khi trả lời báo chí đã nói: Như tất cả các nước, Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, hãng tin AP của Hoa Kỳ trích các nguồn tin ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ khởi kiện riêng rẽ hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines.

    Trong câu chuyện với chúng tôi TS Nguyễn Quang A bác bỏ những ý kiến cho rằng, một vụ kiện chống Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải dương 981 sẽ mất thời giờ và không có kết quả vì Trung Quốc không tham gia và phán quyết của Tòa Trọng Tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 không có tính cách ràng buộc. TS Nguyễn Quang A cho rằng Việt Nam phải nhanh chóng sử dụng công cụ pháp lý. Một phán quyết của Tòa Trọng tài Tòa án Quốc tế mà bất lợi cho phía Trung Quốc sẽ có ý nghĩa rất lớn bên cạnh việc tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam. TS Nguyễn Quang A nhận định:

    “Ở đây Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia ở Việt Nam hiểu rất rõ ràng, đây không phải là kiện về vấn đề chủ quyền. Bởi vì khi kiện về vấn đề chủ quyền thì hai bên kiện tụng đều phải công nhận quyền phán quyết của tòa án đó. Như thế đơn phương kiện thì không ai người ta giải quyết cả và ở đây không đặt vấn đề kiện về chủ quyền mà kiện cụ thể là Trung Quốc đã đặt đã cắm cái giàn khoan ấy trong vùng của Việt Nam và tòa sẽ không phán vùng ấy thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng chắc chắn tòa sẽ phán nó thuộc vùng tranh chấp mà đã thuộc vùng tranh chấp mà đơn phương như thế là vi phạm rồi và dùng vũ lực nữa thì lại càng vi phạm. Ít ra có hai điểm Trung Quốc vi phạm trắng trợn thì trước mắt là kiện cái đó.”

    QUYẾT TÂM CHỐNG TRUNG QUỐC?

    Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thực hiện ngày 14/5/2014, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông nói rằng bản thân cũng ủng hộ vấn đề sử dụng công cụ pháp lý. Tuy nhiên Việt Nam cần xem việc kiện chỉ là một trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc. Theo lời ông thời gian Việt Nam chuẩn bị hồ sơ có thể mất 1 năm cộng với thời gian từ 3 đến 4 năm chờ tòa thụ lý vụ kiện và giải quyết. Thạc sĩ Hoàng Việt tiếp lời:

    “Nếu trong vòng 3-4 năm như thế mà Việt nam không có một biện pháp đầu tiên thực tế để giữ được các vùng biển của mình thì khi đưa được các vụ kiện ra thì có khi Việt Nam không còn biển nữa, thực tế Trung Quốc đã chiếm rồi thì còn gì mà kiện nữa. Đấy là biện pháp đầu tiên phải tính, vậy thì kiện nên là một trong nhiều biện pháp để tác động, ở đây Việt Nam chỉ có thể theo một thủ tục giống như Philippines đã kiện Trung Quốc đó là đưa ra Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục 7 Công ước Luật biển năm 1982. Theo đó Công ước Luật biển năm 1982 qui định vấn đề tranh chấp phải liên quan đến việc dẫn giải hoặc áp dụng bất cứ điều khoản nào của công ước. Căn cứ Philippines đưa ra dựa theo một loạt điều khoản khác nhau, trong đó đưa ra đường lưỡi bò trái nguyên tắc, rồi đưa ra một loạt vấn đề trong đó có 13 luận điểm yêu cầu 6 điểm về cấu trúc địa lý là có phù hợp hay không phù hợp điều 121 của Công ước Luật biển. Giả dụ Việt Nam kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài được thành lập theo phụ lục 7 Công ước Luật biển 1982 thì Việt Nam sẽ phải chọn một căn cứ khác chứ không phải giống như của Philippines.”

    Thạc sĩ Hoàng Việt giải thích tiếp:

    “Có thể nói những trường hợp thế này trên thế giới chưa có một tiền lệ nào cả và vì thế khả năng Tòa xem xét thụ lý và Tòa phán quyết có thẩm quyền hay không, thì cũng lại chưa biết chắc bởi vì còn nhiều luồng quan điểm khác nhau trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Giả dụ Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc, tôi thì cũng ủng hộ vấn đề này, nhưng nếu có kiện thì nó cũng chỉ là một trong những biện pháp, chứ nếu chỉ chăm chăm vào vụ kiện thì e rằng nó cũng có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia ngay lập tức và còn vụ kiện nó lại đòi hỏi khá nhiều và cho đến bây giờ vẫn còn nhiều cái chưa đảm bảo chắc chắn từ phía kiện.”

    Báo chí Việt Nam đã phổ biến toàn văn phát biểu của Thủ tướng Việt Nam sau cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino vào chiều 21/5 tại Manila. Trước đây khi Trung Quốc xâm chiếm vùng bãi Cỏ Mây của Philippines, Việt Nam và các nước ASEAN chỉ phản ứng chung chung kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Nhưng lần này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam và Philippines quyết tâm chống lại hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của mình và kêu gọi các nước trên thế giới lên án hành động của Bắc Kinh. Ông nói”

    “Về tình hình Biển Đông, tôi và Ngài Tổng thống cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.”

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam và Philippines kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”

    Phải chăng Việt Nam đã bắt đầu thể hiện một bước lùi trong quan hệ với Trung Quốc. Tình hình Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp khó lường theo Thông điệp của Quốc hội Việt Nam phổ biến ngày 22/5. Nhưng theo giới quan sát Chính trị, trong vài trò đứng đầu chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đã vượt qua nhiều rào cản để thể hiện một thái độ rõ ràng cụ thể trước quốc tế, đó là không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc.
    Hiển thị bớt

    Thích

  16. sydaounesco nói:

    Mặc dù là nước cố tình xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wang Min ngày 9.6 đã gửi một “bản tuyên cáo lập trường” lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon về giàn khoan Hải Dương-981, ngang ngược nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

    Việc Trung Quốc quyết định đệ trình “bản tuyên cáo lập trường” ra LHQ cho thấy Bắc Kinh ngày càng quan ngại bị Việt Nam và các quốc gia láng giềng trong khu vực kiện ra tòa án quốc tế, dùng luật pháp quốc tế để phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nuốt trọng gần cả biển Đông, theo The Diplomat.

    The Diplomat, tạp chí chuyên bình luận các vấn đề chính trị – an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhận định động thái trên của Trung Quốc là nhằm “quốc tế hóa” vấn đề chủ quyền lãnh thổ để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Với chiến lược này, Bắc Kinh định khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa với LHQ để ngăn cản Việt Nam và các nước láng giềng kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế, theo The Diplomat.

    Tuy nhiên, Trung Quốc đang chơi một ván bài nguy hiểm bởi vì không có luật pháp quốc tế nào công nhận “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, cũng theo The Diplomat.

    Philippines đã làm đơn kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ra tòa án quốc tế và Việt Nam cũng đang cân nhắc biện pháp tương tự sau khi tàu Trung Quốc ngang ngược bắn vòi ròng, đâm húc các tàu chấp pháp Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực giàn khoan.

    The Diplomat cho rằng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ Nhật Bản, Úc, Mỹ và các nước khác.

    Tạp chí The Diplomat: Trung Quốc sợ bị Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế
    Báo Thanh Niên Online
    (TNO) Trung Quốc ngày 9.6 đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một văn bản liên quan đến giàn khoan Hải Dương-981 vu khống Việt Nam một cách trắng trợn. Tờ The Diplomat cho rằng sở dĩ Bắc Kinh có động thái này là vì lo ngại Việt Nam và các nước trong khu vực làm đơn kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

    Thích

Gửi phản hồi tới mọi người